Một số điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 – Trường cán bộ thanh tra (2024)

Luật Thanh tra được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 14/11/2022 và có hiệu lực ngày 01/7/2023. Luật Thanh tra sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Thanh tra năm 2010 và cụ thể hoá Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, yêu cầu: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chỉ rõ nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành, của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; đặc biệt, hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra phải thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Luật Thanh tra năm 2022 bao gồm 118 điều, 8 chương (tăng 40 điều, 1 chương so với Luật Thanh tra năm 2010 (gồm 78 điều, 7 chương), bao gồm chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8); chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (từ Điều 9 đến Điều 37); chương 3: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (từ Điều 38 đến Điều 43); Chương 4: Hoạt động thanh tra (từ Điều 44 đến Điều 101); Chương 5: Thực hiện kết luận thanh tra (từ Điều 102 đến Điều 107); Chương 6: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (từ Điều 107 đến Điều 111); Chương 7: Điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra (từ Điều 112 đến 113); Chương 8: Điều khoản thi hành (từ Điều 114 đến Điều 118).

Luật Thanh tra năm 2022 có nhiều quy định mới, khắc phục được những vướng mắc, khó khăn, lỗ hổng của Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Về tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực

Quá trình nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) cho thấy, Luật Thanh tra quy định một Bộ chỉ có một tổ chức thanh tra, các tổng cục, cục chỉ được giao chức năng thanh tra chuyên ngành mà không có tổ chức thanh tra độc lập. Thực tế cho thấy, nhiều bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực có những tổng cục, cục có chức năng quản lý nhà nước và nhu cầu thanh tra lớn nhưng do Luật không cho phép thành lập tổ chức thanh tra nên đã tổ chức thành các đơn vị tham mưu về công tác thanh tra. Do không có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, Luật Thanh tra sửa đổi năm 2022 quy định thành lập Thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ. Để việc thành lập các cơ quan thanh tra này bảo đảm nguyên tắc không “dàn đều”, không phải tất cả các tổng cục, cục thuộc Bộ đều thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành, Luật quy định: Thanh tra tổng cục, cục được thành lập theo yêu cầu quản lý, trong những lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành có quy định hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhiều tổng cục, cục cùng với các cơ quan nhà nước khác trước đây được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng không cần thiết phải có tổ chức thanh tra bởi vì hoạt động thanh tra chuyên ngành của các cơ quan này (được gọi là “thanh tra thường xuyên”) thực chất chỉ là kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý vi phạm để bảo đảm trật tự quản lý. Hoạt động sẽ vẫn được các cơ quan nói trên thực hiện mà không cần thiết phải giao thêm chức năng thanh tra chuyên ngành như hiện nay để tránh sự lẫn lộn giữa thanh tra mang tính chuyên nghiệp của cơ quan thanh tra nhà nước với hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý.

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở một số tổng cục, cục thuộc Bộ về cơ bản không làm phát sinh về tổ chức, biên chế, không làm phát sinh chi phí, nguồn lực khi triển khai thực hiện quy định này vì trên thực tế, một số tổng cục, cục vẫn có tổ chức và đội ngũ công chức làm thanh tra chuyên trách nhưng do Luật Thanh tra 2010 quy định không tổ chức thanh tra độc lập nên đã tổ chức thành các vụ, cục, phòng thanh tra và có thêm một vài nhiệm vụ khác (thường là thanh tra – pháp chế, thanh tra – kiểm tra…). Việc có thêm Thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ cũng không gây chồng chéo giữa thanh tra Bộ và Thanh tra tổng cục, cục vì Luật quy định mỗi Bộ chỉ có một kế hoạch thanh tra chung, được tổng hợp từ đề nghị của các tổ chức thanh tra trong Bộ, trình Bộ trưởng phê duyệt (Điều 45) và có nguyên tắc xử lý khi xảy ra chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra (Điều 55).

Thứ hai, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn cho Thanh tra tỉnh

Ngoài việc kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Luật Thanh tra năm 2010, bổ sung nhiệm vụ: Thanh tra tỉnh có thẩm quyền thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.

Thứ ba, về hoạt động thanh tra

Luật bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác thanh tra hiện nay như việc sửa đổi, bổ sung Kế hoạch tiến hành thanh tra; việc tạm dừng cuộc thanh tra; việc đình chỉ cuộc thanh tra…, cụ thể:

– Việc tạm dừng cuộc thanh tra:

Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:

+ Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;

+ Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.

Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 70 Luật Thanh tra.

Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

– Việc đình chỉ cuộc thanh tra:

Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;

+ Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;

+ Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;

+ Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật Thanh tra.

Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.

Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

– Thứ tư, về công khai kết luận thanh tra:

Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, bảo đảm cho công dân, cơ quan, tổ chức giám sát hoạt động của cơ quan thanh tra, kịp thời phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra nên Luật Thanh tra đã quy định bổ sung, chi tiết về việc công khai và hình thức công khai Kết luận thanh tra như sau:

+ Kết luận thanh tra phải công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp được quy định là hình thức bắt buộc (trước đây là hình thức không bắt buộc, được quyền lựa chọn)./.

ThS. Lê Thanh Thuỷ

Phó Trưởng khoa Nghiệp vụ thanh tra

Một số điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 – Trường cán bộ thanh tra (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Rueben Jacobs

Last Updated:

Views: 6790

Rating: 4.7 / 5 (77 voted)

Reviews: 84% of readers found this page helpful

Author information

Name: Rueben Jacobs

Birthday: 1999-03-14

Address: 951 Caterina Walk, Schambergerside, CA 67667-0896

Phone: +6881806848632

Job: Internal Education Planner

Hobby: Candle making, Cabaret, Poi, Gambling, Rock climbing, Wood carving, Computer programming

Introduction: My name is Rueben Jacobs, I am a cooperative, beautiful, kind, comfortable, glamorous, open, magnificent person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.